Ứng xử trong văn hóa – Văn hóa trong ứng xử

Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa truyền thống.

Trong mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơn giản. Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vì, "Văn hóa" là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh."Ứng xử" là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác.

Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất cồng có thể dẫn đến xung đột.

Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người.

Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dong họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa …

Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử là Quan hệ trên dưới tôn kính; Quan hệ cha con chí hiếu; Quan hệ vợ chồng ân tình; Quan hệ anh em thuận hoà; Quan hệ bạn bè tình nghĩa,

Hiện nay, do cuộc sống hiện đại bận rộn, hay do nguyên nhân nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hóa ứng xử ấy, nó đang dần mất đi những nét đẹp vốn có, thay vào đó là những hành vi ứng xử ngẩu hứng, ta đây, theo kiểu giang hồ, nói năng tục tĩu, ồn ào, thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ... đang ở mức báo động, mất kiểm soát.

Vì vậy, trong cơ quan, doanh nghiệp thì không chỉ khuyên nhủ mà tất cả đều phải tuân thủ quy tắc, quy định đi kèm những chế tài cụ thể đó là bộ quy tắc ứng xử;

Quy tắc ứng xử văn hoá Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ nhằm mục đích hoàn thiện các quy định về hành vi của cán bộ công nhân viên trong Công ty khi giao tiếp, thực thi các công việc chuyên môn trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với xã hội.

Quy tắc ứng xử văn hóa của công ty cũng nhằm hướng các hành vi giao tiếp và ứng xử  của cán bộ công nhân viên đến những chuẩn mực ứng xử tốt đẹp, văn minh, lịch sự, công bằng, tạo điều kiện cho từng cá nhân trong tập thể phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho sự phát triển của Công ty. Đồng thời, tác phong, lối sống, tinh thần làm việc xoay quanh hệ giá trị cốt lõi “chuyên nghiệp – sáng tạo”, “tận tâm – quyết liệt”, “hợp tác – chia sẻ”, “trung thành – nhân văn” của từng cán bộ công nhân viên sẽ tạo dựng nên hình ảnh văn hóa đặc trưng của Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ phù hợp với xu hướng chung trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, nó có tác động cụ thể đến từng người lao động như:

Xây dựng thái độ an tâm công tác: sự an tâm công tác này được tạo ra bởi các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, các quan hệ ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi người không bị phân hóa bởi những nghi kỵ, những bất đồng ý kiến… và người lao động cần phải có quyền đóng góp ý kiến vào những quyết định chung của tập thể, sự phân công công việc phù hợp, khen thưởng, đề bạt… sẽ tác động đến thái độ an tâm công tác trong Công ty.

Tạo hứng khởi làm việc trong toàn doanh nghiệp: tinh thần làm việc của nhân viên luôn quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp, ngoài việc thiết lập một hệ thống tiền lương hợp lý thì cũng cần có sự kết hợp các hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần cũng có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, vì ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn có nhu cầu xã hội, nhu cầu tự khẳng định mình

Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác: sự hợp tác này thể hiện ở chỗ đứng trước những khó khăn, và các vấn đề nảy sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thái độ thiện chí, tích cực cùng nhau đoàn kết giải quyết để đưa doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng: các cá nhân trong doanh nghiệp đều phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng cảm cùng nhau, quan tâm đến nhau, biết giúp đỡ nhau khi cần thiết, từ đó xây dựng những nét văn hóa riêng trong doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau.

  • 27/05/2015 07:41
  • Kim Phượng