Đại học MIT tổ chức hội thảo quốc tế về công nghệ Hợp hạch lạnh (Cold Fusion)

Ngày 21-23 tháng 3 năm 2014, ĐH MIT (Boston, Mỹ) đã tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc tế về công nghệ hợp hạch lạnh. Hội thảo diễn ra vào đúng kỷ niệm 25 năm ngày Pons và Fleischmann tuyên bố kết quả các thí nghiệm phản ứng hạt nhân năng lượng thấp năm 1989.

Công nghệ hợp hạch lạnh (cold fusion) còn được gọi là phản ứng hạt nhân năng lượng thấp (LENR: Low-Energy Nuclear Reactions) bắt đầu được nghiên cứu tại Liên xô từ cuối thập kỷ 60. Tuy nhiên, báo chí và giới khoa học chính thống không quan tâm đến những nỗ lực nghiên cứu ban đầu nay. Đến năm 1989, 2 nhà hóa học Stanley Pons và Martin Fleischmann của ĐH Utah (Mỹ) công bố kết quả các thí nghiệm thành công để tạo nhiệt từ một loại phản ứng hạt nhân mới. Họ gọi loại phản ứng này là “hợp hạch lạnh” vì nó không đòi hỏi nhiệt độ thật cao như trong phản ứng hợp hạch bình thường. Hơn nữa, nó không gây phóng xạ nguy hiểm. Hồi 1989, báo chí rất quan tâm đến thí nghiệm của Pons và Fleischmann vì nó hứa hẹn một cách mạng trong ngành năng lượng: Giá điện sẽ chỉ 20% giá cũ và các nhà máy phát điện sẽ không gây ô nhiễm môi trường nữa.

Không may, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đã mua chuộc quan chức Bộ Năng lượng Hoa kỳ để ép một số trường ĐH nổi tiếng, điển hình là MIT, tuyên bố kết quả thí nghiệm tiếp theo một cách không xác thực rằng Pons và Fleischmann đã không theo đúng phương pháp khoa học và kết quả thí nghiệm thành công của họ là sai. Sau khi MIT tuyên bố như thế vào giai đoạn 1989-1991, báo chí và các nhà khoa học chính thống không để ý tới công nghệ hợp hạch lạnh nữa và coi nó là “nền khoa học nhảm nhí”.

Dù thế, một số nhà khoa học dũng cảm đã tiếp tục nghiên cứu về hợp hạch lạnh. Nhiều khi, họ phải chịu mất chức và mức lương cao tại các học viện và trường đại học khác nhau để nghiên cứu trong lĩnh vực này. Năm 2004, nhà báo Eugene Mallove (chủ bút tạp chí Năng lượng Vô tận = Infinite Energy) bị ám sát vì ông dám viết sự thật về các thí nghiệm thành công trong lĩnh vực hợp hạch lạnh.

Từ năm 2012, nhà khoa học Giáo sư tiến sĩ Mitchell Schwartz của Trường ĐH MIT cũng công bố kết quả thí nghiệm thành công về hợp hạch lạnh và lần này, báo chí và nhà khoa học chính thống bắt đầu để ý nhiều hơn. Lý do tại sao Schwartz không bị đàn áp còn bí ẩn và đã có không ít lý thuyết giải thích tạo sao ông vẫn được phép giảng dạy tại MIT. Schwartz còn tổ chức tại MIT hội thảo quốc tế thường niên về hợp hạch lạnh. Quý vị và các bạn có thể đọc bản tóm tắt về hội thảo năm 2014 tại: http://www.infinite-energy.com/iemagazine/issue115/mitcolloq.html.

Một kết quả tích cực của sự chú ý ngày càng tăng về công nghệ hợp hạch lạnh là Máy Xúc tác Năng lượng (ECAT: Energy Catalyzer) của kỹ sư Andrea Rossi (Ý). Đây là hệ thống phát điện bằng phản ứng hợp hạch lạnh, dùng “nhiên liệu” chính là bột niken.

Sau đây là một vài bài viết về công nghệ của Rossi:

http://www.nangluongmoisaigon.org/frolov.html

http://www.nangluongmoisaigon.org/e-cat.html

Đầu năm nay, Rossi đã ký kết hợp đồng với Công ty Industrial Heat LLC để bàn giao bản quyền công nghệ E-CAT cho họ và hiện Rossi đang làm Giám đốc phòng Khoa học của Cty này. Họ đang ký hợp đồng với một số công ty điện lực trên thế giới để lắp đặt các hệ thống phát điện đầu tiên vào cuối năm 2014.

  • 06/04/2016 07:55
  • http://www.nangluongmoisaigon.org