Việt Nam đứng #26 trên thế giới về sự quan tâm đến công nghệ Hợp hạch lạnh

Gần đây, ngày càng có nhiều chuyên gia trong ngành năng lượng phân tích rằng giá dầu thô đang giảm mạnh chủ yếu vì sự thành công của các hệ thống phát điện bằng công nghệ Hợp hạch lạnh (Cold Fusion). Hệ thống hợp hạch lạnh tiêu biểu là bộ E-Cat (Energy Catalyzer) của công ty TNHH Industrial Heat với trưởng phòng khoa học của họ, ông Andrea Rossi.

Dù tương đối ít người ở Việt Nam từng nghe đến Hợp hạch lạnh, nhưng tuần vừa rồi có một thông tin hết sức đáng mừng là: theo số liệu của sifferkoll.se, Việt Nam là nước đứng thứ 26 trên thế giới về sự quan tâm đến công nghệ đột phá này. Ở Châu Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 sau Trung Quốc, Nhật, Singapore, Ấn độ, và Thái Lan. Và trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 (sau Singapore và Thái Lan). Sifferkoll.se đã đo sự quan tâm đến Hợp hạch lạnh bằng cách tính số lượt tải về báo cáo Lugano, một báo cáo khoa học độc lập xác nhận mức hiệu suất vượt trội của hệ thống hợp hạch lạnh E-Cat.

Andrea Rossi với hệ thống phát điện E-Cat của Cty Industrial Heat

Hợp hạch lạnh hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho nhân loại - một thế giới có nguồn năng lượng vừa sạch, vừa rẻ, vừa an toàn, vừa đơn giản để khai thác. Nói cách khác, những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế nhanh chóng và hiệu quả.

Tại sao hợp hạch lạnh có thể khiến giá dầu giảm xuống?

Ai cũng biết rằng nhiên liệu hóa thạch là một tài nguyên có hạn. Vì nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt, nhiều tập đoàn dầu khí đã bắt đầu áp dụng các kỹ thuật nguy hiểm để khai thác lượng dầu khí còn lại. Ví dụ, năm 2010, tập đoàn British Petroleum (BP) đã gây ra thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Hoa kỳ khi giàn khoan của họ ngoài khơi bang Louisiana tại Vịnh Mexico đã nổ, khiến 11 công nhân tử vong và cho phép gần một triệu mét khối dầu thô tràn vào Vịnh. Lý do chính gây ra vụ nổ là dầu mỏ ở các lớp đất gần đáy biển đã cạn kiệt, nên họ khoan đến một độ sâu nguy hiểm với áp suất quá lớn, khiến các thiết bị của giàn khoan bị quá tải.

Sự quan tâm đến công nghệ hợp hạch lạnh của các nước trong tháng 11/2014 (theo Sifferkoll)

Ngoài ra, nhiều tập đoàn xăng dầu hiện nay đang khai thác dầu từ đá phiến. Quá trình này đòi hỏi phải đặt chất nổ dưới mặt đất để dầu dễ khai thác hơn. Không may mắn, chính các vụ nổ nhân tạo này đã gây ra nhiều động đất từ nhỏ đến vừa trong khu vực xung quanh. Theo nhiều nhà địa chất, nếu tiếp tục khai thác dầu từ đá phiến, sẽ có nguy cơ gây động đất lớn do tác động quá mạnh lên các mảng kiến tạo.

Vì khai thác dầu khí ngày càng bất khả thi về mặt kỹ thuật và độ an toàn, nên một giải pháp năng lượng trước đây bị cấm, nay lại được bật đèn xanh. Giải pháp đó là "hợp hạch lạnh". Hợp hạch lạnh là một quá trình hóa học liên quan đến vật lý hạt nhân. Thay vì công nghệ phân tách hạt nhân, khi 1 nguyên tử (thường là urani hay plutonium) bị chia ra các nguyên tử nhỏ hơn, trong phản ứng hợp hạch lạnh, trái lại, các nguyên tử nhỏ được kết hợp với nhau để tạo các nguyên tử lớn hơn (thường là các chất đồng vị của Hydro kết hợp để tạo ra các chất đồng vị của Heli). Trong nhiều loại phản ứng hợp hạch lạnh, sự chuyển hóa nguyên tố cũng xảy ra: chẳng hạn như trong trường hợp của E-Cat, Niken được chuyển hóa thành đồng (Cu).

Từ năm 1945, phân tách hạt nhân là một loại phản ứng hạt nhân đã được sử dụng để  tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau đó, vào năm 1956, phản ứng phân tách hạt nhân được sử dụng vào các nhà máy điện. Vì phản ứng này luôn luôn gây phóng xạ nguy hiểm, nên các cán bộ kỹ thuật trong ngành điện và quốc phòng phải hết sức cẩn thận với nó. Thậm chí sau khi ban hành các quy định rất nghiêm chỉnh về an toàn vận hành các nhà máy điện hạt nhân, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Điển hình là tai nạn tại nhà máy điện Chernobyl ở Liên xô năm 1986 và tai nạn tại nhà máy điện Fukushima ở Nhật năm 2009.

Tuy nhiên, Hợp hạch lạnh mang rất nhiều ưu điểm so với công nghệ phân tách hạt nhân và công nghệ phát điện từ nhiên liệu hóa thạch:
 

  • Phản ứng hợp hạch lạnh không gây phóng xạ nguy hiểm. Nhiều trường đại học trên thế giới đã tiến hành các loại thí nghiệm về phản ứng này và hoàn toàn không cần dùng quần áo chuyên dụng hay mặt nạ đặc biệt để ngăn phóng xạ.
  • Hợp hạch lạnh không thể gây nổ như phản ứng phân tách hạt nhân.
  • Hợp hạch lạnh không để lại những chất thải nguy hiểm và khó xử lý như các nhà máy điện hiện nay.
  • Hợp hạch lạnh không gây ô nhiễm không khí như các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch.
  • Các hệ thống Hợp hạch lạnh không gây tiếng ồn. Vì vậy, sau này sẽ có khả năng lắp đặt một máy phát điện hợp hạch lạnh nhỏ tại mỗi hộ gia đình thay vì xài điện lưới và trả tiền điện hàng tháng.


Nhưng có lẽ, yếu tố đang tác động mạnh nhất đến giá dầu hiện nay là giá: Sản xuất điện từ Hợp hạch lạnh chỉ tốn 5-15% chi phí sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch.

Hệ thống phát điện bằng hợp hạch lạnh công suất 1 Megawat

Về thực thế, Hợp hạch lạnh không phải là một công nghệ mới. Những thí nghiệm đầu tiên về hợp hạch lạnh bắt đầu được thực hiện từ khoảng năm 1881, nhưng mà suốt 100 năm sau đó, các chính phủ và các nhà tài phiệt không nhiệt tình để xúc tiến việc nghiên cứu nó vì sợ tác động xấu đến việc kinh doanh dầu khí. Đến năm 1989, hai giáo sư hóa học tại ĐH Utah (Mỹ), Stanley Pons và Martin Fleischmann, đã công bố kết quả thử nghiệm thành công phản ứng hợp hạch lạnh. Nhiều tờ báo đã vội kết luận rằng thói quen đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện sẽ sớm đi vào dĩ vãng. Nhưng không may, các tập đoàn xăng dầu và Bộ Năng lượng Hoa kỳ đã nhanh chóng đàn áp thông tin về phát minh của Pons và Fleischmann. Họ bị tố oan là đã gian lận trong khoa học và họ bị đuổi ra khỏi Trường ĐH Utah.

Đó là năm 1989, khi dầu khí còn tương đối dễ và rẻ để khai thác. Nhưng từ khoảng năm 2012, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. MIT, một trường đại học khoa học và công nghệ hàng đầu ở Mỹ mà hồi những năm 1990 đã liên tục phủ nhận kết quả nghiên cứu của Pons và Fleischmann, bây giờ lại mở các khóa đào tạo và hội nghị khoa học về Hợp hạch lạnh. Nhiều tạp chí chuyên ngành và website xuất hiện để theo dõi thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu Hợp hạch lạnh. Các giao sư hóa học và vật lý không còn bị đàn áp hay đuổi việc khi họ làm thí nghiệm về hợp hạch lạnh.

Gần đây nhất, giới phân tích về ngành năng lượng bắt đầu đưa ra giả thiết rằng để cạnh tranh với Nga, tổng thống Obama đã đề nghị hợp tác với Trung Quốc để sản xuất các hệ thống Hợp hạch lạnh, nhằm giảm nhu cầu hoàn cầu về dầu khí và khiến cho chính phủ Nga mất doanh thu từ việc buôn dầu thô. Dù giả thiết này đúng hay sai, nhưng một điều đã rõ ràng: đó là sự có thật của phản ứng Hợp hạch lạnh không còn là bí mật. Và khi thế giới đã biết dùng nó để phát điện, gia nhiệt, và chạy xe hoặc máy bay, chúng ta sẽ không bao giờ quay lại các nguồn năng lượng của thế kỷ 20 như nhiên liệu hóa thạch và phân tách hạt nhân. Có lẽ, đây là lý do tại sao các ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đang mua một lượng lớn các hợp đồng bán khống dầu thô – có nghĩa là, họ đang dự báo giá dầu sẽ tiếp tục giảm xuống.

  • 12/04/2016 08:02
  • http://www.nangluongmoisaigon.org