Năm 2015 Chia sẻ link qua Facebook Xác định các biện pháp kiểm soát khí nhà kính trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng

Quy hoạch điện 7 đã dự báo tổng tiêu thụ điện năng Việt Nam tăng trưởng ở mức 11,1%/năm giai đoạn 2016-2020 và 7,8%/năm giai đoạn 2020-2030tương ứng với sảnlượng điện dự báo đạt 230.924 GWh năm 2020 và 495.853 GWh vào năm 2030.

Ảnh minh họa

Theo đó, tổng công suất phát điện ước tính đạt 52,04 GW vàonăm 2020 và 110,2GW vàonăm 2030 với tổng công suất đặt các NĐĐT tăng nhanh và mạnh mẽ đến năm 2020 đạt khoảng 36.000MW chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ khoảng 67,3 triệu tấn than,và năm 2030 công suất đặt các NĐĐT đạt 75000MW chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất. Công suất này giảm xuống còn 30.482MW và57.585MW tương ứng trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.
Theo công bố Quốc gia số 2, giai đoạn 1994-2000 phát thải KNK của ngành năng lượng tăng 12,8%/năm, mặc dù trong giai đoạn này chỉ có 1 nhà máy nhiệt điện than mới (NMNĐ Phả Lại 2 – 2x300MW) được xây dựng. Nhưng sau năm 2000, với sự mở rộng công suất của các nhà máy nhiệt điện than, phát thải CO2 từ các hoạt động năng lượng tăng đáng kể và trở thành ngành có lượng phát thải lớn nhất vào năm 2010 với tỷ trọng 66,8% tổng phát thải và mức tăng trưởng 7,4%/năm giai đoạn 2011-2030. Đến năm 2030 tỷ trọng này tăng lên đến 91,3% gần như là nguồn phát thải chính trong toàn ngành kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển, một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Việt Nam là thành viên của Liên bang chính phủ về biến đổi khí hậu, đã và đang tích cực góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH toàn cầu.Việt Nam đã xây dựng và công bố Báo cáo tự nguyện quốc gia về giảm phát thải và xây dựng Hành động giảm nhẹ phù hợp điều kiện quốc gia (NAMA),ban hành Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh (tại Quyết định số 1393/QĐ -TTg ngày 25/9/2012 do thủ tướng phê duyệt) và tham gia các toạ đàm về hợp tác song phương, đa phương, khu vực ASEAN cho ứng phó BĐKH …
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 do Thủ tướng chính Phủ phê duyệt và INDC, Bộ Công Thương chủ trì và yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các nghiên cứu để đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK trong lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 của ngành Công Thương, từng phân ngành nhỏ bao gồm cả ngành điệnmà đặc biệt là hoạt động sản xuất điện được quan tâm. Để có cơ sở lập kế hoạch hành động thực hiện ứng phó với BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực phát thải KNK lớn như nhiệt điện đốt than, Bộ Công Thương đã giao Viện Năng lượng nghiên cứu Xác định các giải pháp kiểm soát KNK trong lĩnh vực Nhiệt Điện Đốt Than và đề xuất lộ trình áp dụng với mục tiêu chính là “Xác định tiềm năng giảm phát thải KNKvà lộ trình giảm phát thải KNK trong lĩnh vực NĐĐT”,đưa ra bức tranh giúp Bộ Công Thương có nhận định sơ bộ vềtiềm năng giảm phát thải KNK của các NMĐT phục vụ cho các mục đích quản lý và hoạch định chính sách của ngành đáp ứng mục tiêu đặt ra trong INDC, tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH.Phương pháp luậnNghiên cứu được tiến hành theo các bước: (1) Khảo sát cụ thể từng nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động và thu thập thông tin các nhà máy nhiệt điện đốt than nằm trong QHĐ7; (2) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát và số liệu thu thập về hiện trạng phát thải KNK của các NĐĐT; (3) Xem xét các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK như: tiết kiệm nhiên liệu, điện tự dùng, nâng cao hiệu suất, áp dụng công nghệ mới... có thể áp dụng cho các NĐĐT; (4) Lựa chọn phương pháp luận đường cơ sở, phương pháp tính toán giảm phát thải và chi phí biên giảm phát thải để xác định lượng phát thải KNK và lượng giảm phát thải KNK tiềm năng của các NĐĐT; (5) Sắp xếp thứ tự ưu tiên và lộ trình áp dụng các biện pháp giảm phát thải cho các NĐĐT; (6) Lựa chọn bộ tiêu chí đánh giá mức giảm phát thải KNK sử dụng cho các NĐĐT.Bắt đầu với đánh giá phát thải KNK đường cơ sởvà xác định cường độ phát thải cơ sở của các NĐĐT hiện đang hoạt động. Năm cơ sở được chọn là năm 2013 phù hợp với thời điểm bắt đầu thực hiện nghiên cứu.Phương pháp đường cơ sở được xác địnhtheo hướng dẫn của IPCC với hệ số phát thải nhiên liệu mặc định. Tính toán phát thải đường cơ sở được dựa trên số liệu khảo sát của Viện Năng lượng cho tất cả các NĐĐT hiện đang hoạt động ở Việt Nam (14 nhà máy năm 2013 và 19 nhà máy năm 2014). Mức giảm phát thải mục tiêu được thiết lập cho kịch bản phát triển bình thường (BAU) của ngành điện theo QHĐ7 ở năm cơ sở 2013. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy do biến động công suất huy động của các nhà máy, phát thải đường cơ sở sẽ được tính toán dựa trên số liệu ba năm (2012-2014) của mỗi NĐĐT trong toàn hệ thống điện.Phân tích kịch bản sẽ là cơ sở để tìm kiếm biện pháp giảm thiểu phát thải tiềm năng và thiết lập mục tiêu thích hợp. Kịch bản phát thải khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu (MIT) được phân tích dựa trên các giải pháp giảm thiểu được nhận biếttừ kết quả khảo sát thực tế tại các nhà máy và kế thừa kết quảcủa một số công trình nghiên cứu khác về các NĐĐTcủa Viện Năng lượng và Việt Nam. Các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK có thể áp dụng cho các NĐĐT được phân thành 2 nhóm: (1) Nhómcác giải pháp giảm thiểu phát thải KNK áp dụng cho NĐĐT đang hoạt động và (2) Nhómcác NĐĐT đang và sẽ được xây dựng. Phương pháp tính đường cong chi phí biên giảm phát thải (MAC) và mô hình hệ thống năng lượng được áp dụng. Đường cong MAC được xây dựng để sàng lọc các giải pháp công nghệ carbon thấp (LCO) và là cơ sở tốt đểsắp xếp thứ tự ưu tiên các LCO.

  • 07/04/2016 09:15
  • Nguồn iEVN