TMP kiện toàn năng lực, tiếp tục triển khai nhiều đề tài công nghệ 4.0 vào SXKD

Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng chung, năm 2005, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ (TMP) tích cực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật số điều khiển tự động trong nhà máy điện. Và hôm nay, lực lượng kỹ thuật đã kiện toàn năng lực, tiếp tục phát triển công nghệ 4.0 ứng dụng vào quản lý, kinh doanh và sản xuất điện tại Công ty.

Nhà máy thủy điện Thác Mơ triển khai xây dựng từ năm 1991, thiết bị đồng bộ do Ucraina cung cấp. Theo thiết kế ban đầu của nhà chế tạo, các modul đo lường, modul điều khiển mang đậm nét kỹ thuật của thập niên 80, thiết bị điều khiển có kích thước lớn, thiết trí tổ hợp lai giữa Transistor với IC, thuật toán analog sai số lớn và yếu điểm lớn nhất là hay hư hỏng.. Với tinh thần sáng tạo, đam mê nghiên cứu kỹ thuật, từ năm 2005, lực lượng kỹ thuật đã mạnh dạn đề xuất lên Lãnh đạo Công ty phương án ứng dụng PLC của hãng Siemens, tự thiết kế và thi công đưa vào vận hành hệ thống DCS (Distributed Control System) giám sát điều khiển thiết bị vận hành.

Kỹ sư tự động Phạm Cảnh Hưng cài đặt HDMI, điều khiển tự động cửa van APZ - Cửa nhận nước

 

Và hôm nay, các đề tài công nghệ 4.0 được đưa vào nghiên cứu và triển khai quyết liệt hơn, điển hình như: Đồng bộ Hệ thống giám sát SCADA; Ứng dụng công nghệ AI và xây dựng phần mềm dự báo lưu lượng về hồ thủy điện; Nâng cấp hệ thống điều khiển đập tràn, cửa nhận nước; Nghiên cứu ứng dụng Hệ thống giám sát phóng điện cục bộ online tổ máy phát điện 75MW Kết quả đạt được là thiết bị số góp phần nâng cao độ tin cậy thiết bị vận hành,  hai tổ máy phát điện luôn ở trạng thái sẵn sàng tham gia phát điện cạnh tranh, AI góp phần tiên lượng thủy văn, khai thác, sử dụng nguồn nước tối ưu thông qua việc sản xuất điện nhưng vẫn đáp ứng các quy định của Nhà nước, góp phần tăng doanh thu, đảm bảo an toàn công trình, an toàn dân sinh cùng hạ du. Và hôm nay đến năm 2022, công tác chuyển đổi số được TMP xem là nhiệm vụ quan trọng, quyết tâm hoàn thành theo chủ trương EVN/GENCO2  và trở thành doanh nghiệp số vững mạnh. 

Với tính chất là doanh nghiệp sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao, yêu cầu chuyển đổi số sớm và thành công là nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD. TMP xác định triển khai ứng dụng CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất để  bứt phá, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới, sáng tạo trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện và các dịch vụ khách hàng,… Đây chính là “chìa khóa” để Công ty nhanh chóng đáp ứng những thay đổi về công nghệ, tối ưu chi phí sản xuất, tiến tới phát triển vững bền./.

  • 15/11/2021 06:21
  • Liêm Hòa