Từ lâu, khi nói đến dâu tây mọi người thường nghỉ ngay đến Đà Lạt.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay, dâu tây “bôn ba” ngoài chợ không phải là sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng cũng như khách du lịch sành điệu. Nắm bắt được nhu cầu “dâu tây sạch” ngày càng cao của mọi người, nhiều nông dân đã đầu tư, nghiên cứu thành công trồng dâu tây theo công nghệ mới, hiện đại và sạch.


Ảnh minh họa.
 
Đó là thành công của chàng thạc sĩ sinh học Phạm Lâm Ngọc Thanh (Thánh Mẫu, phường 7, Đà Lạt). Ở tuổi 25, anh Thanh đã vận dụng những kiến thức khoa học từ chính đề tài luận văn tốt nghiệp của mình vào vườn dâu tây. Đây là mô hình trồng dâu tây thủy canh theo hướng sạch. Anh Thanh làm nhà kính và dựng giàn nổi trên mặt đất, sau đó đặt những túi ni lông (dài khoảng 1m) được nhồi giá thể xơ dừa đã qua xử lý lên giàn. Mỗi túi được khoét 7 – 8 lỗ để trồng dâu tây. Giá thể này giúp rễ của cây dâu dễ dàng bám vào hút dinh dưỡng dưới dạng dung dịch thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.  Anh chia sẻ “ Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước tối đa. Đây được xem là nguồn thức ăn chính của cây. Chính vì vậy, để có nguồn thức ăn đủ tiêu chuẩn, vườn dâu còn có các thiết bị đo nhiệt độ, phân tích thành phần thức ăn…tất cả đầu được tự động hóa và hiện đại hóa. Các thiết bị này đều sử dụng điện, nếu điện không đảm bảo sự an toàn, liên tục thì khó có thể tạo được vườn dân với sản lượng đạt chuẩn, đẹp và hấp dẫn như vậy được”. Anh cho biết thêm với 18.000 m² của anh đạt tổng sản lượng 25 tấn, với giá bán cố định 200.000 đồng/kg, doanh thu 10 tỷ đồng. Trừ 50% tất cả mọi chi phí, trong đó có 5 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, còn lại thực lãi 5 tỷ đồng. 
 
Chị Phan Thanh Nhiên ( xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương) đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng lập trang trại Biofresh, trồng mấy ha giống dâu chất lượng cao Mara des Bois nhập từ nước ngoài. Trang trại dâu tây này áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp của Pháp, trong đó khép kín hệ thống tưới nước, bón phân nhỏ giọt; nguồn nước sạch được bơm lên từ 3 chiếc giếng ngầm; hệ thống máng chứa giá thể thuần xơ dừa treo lên cách mặt đất 1,3-1,5 m, trên đó trồng dâu tây với mật độ 8.000 cây/1.000 m²; những chiếc quạt gió và máy đo nhiệt độ trong nhà kính…Vì vậy,  Quả dâu Mara des Bois mềm, mọng, hương thơm, vị thanh nên nhiều nhà hàng, siêu thị ưa chuộng, đặt mua thường xuyên. Chị Nhiên chia sẻ thêm “Việc đầu tư thiết bị, công nghệ hàng tỷ đồng để trồng dâu tây ở Dalat bây giờ là không phải hiếm nữa . Nhưng một yếu tố quan trọng hơn rất nhiều đó chính là những địa bàn phải có nguồn điện ổn định. Nếu không đảm bảo được yếu tố này, khó có thể xem trồng dâu tây là thành công được vì phải biết tưới nước, bón phân như thế nào cho phù hợp, đặc biệt là chăm sóc rất công phu”. Theo chị Nhiên, vườn dâu tây với diện tích 9.000 m² của chị đạt tổng sản lượng 25 tấn, tính trung bình khoảng  200.000 đồng/kg, doanh thu 5 tỷ đồng. Trừ 50% tất cả mọi chi phí, trong đó có trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng còn lại thực lãi 2,5 tỷ đồng. 
 
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết “Diện tích dâu tây ở địa phương đã tăng trở lại từ giữa năm 2012, hiện có khoảng 160ha, cao nhất trong vòng mười năm nay, năng suất từ 60 – 70 tấn/ha/năm. Chỉ cần nhìn vào số lượng ha đầu tư cho dâu tây theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đủ thấy điện đã “đi trước một bước”.

  • 07/08/2017 08:45
  • http://icon.com.vn