Năm 2014 Chia sẻ link qua Facebook Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam – nhìn từ phía an ninh năng lượng Quốc gia

Ths.Nguyễn Anh Tuấn, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương KS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia là vấn đề an ninh trong cung cấp điện, an ninh năng lượng (ANNL) trong hệ thống điện. Ngày nay và trong một vài thập kỷ tới , ngoại trừ Nga, Mỹ và một vài nước Trung Đông, nhiều nước đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng (NL).

1. Đặt vấn đề

   Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia là vấn đề an ninh trong cung cấp điện, an ninh năng lượng (ANNL) trong hệ thống điện. Ngày nay và trong một vài thập kỷ tới , ngoại trừ Nga, Mỹ và một vài nước Trung Đông, nhiều nước đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng (NL). Việt Nam tuy mới là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới đạt được  mức độ thu nhập trung bình, nhưng với sức rướn của một đất nước giàu truyền thống và con người thông minh cần cù, dự báo đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong những thập kỷ tới. Cung cầu năng lượng nói chung và cung cầu điện nói riêng ở nước ta đang có những vấn đề bức xúc đặt ra. Xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc về các giải pháp ANNL trong hệ thống điện (HTĐ) là vấn đề không chỉ của Nhà nước, Chính phủ mà là trách nhiệm của mỗi người chúng ta.

Đặc điểm địa hình đất nước ta dài và hẹp, tài nguyên NL phân bố không đồng đều với các mỏ than trữ lượng lớn hầu hết tập trung ở vùng Quảng Ninh, trữ lượng khí đốt chủ yếu nằm ở thềm lục địa Đông và Tây Nam bộ, trữ lượng thủy điện chủ yếu phân bố ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi nhu cầu tiêu thụ điện lại tập trung khoảng 50% ở miền Nam, khoảng 40% ở miền Bắc và chỉ trên 10% ở miền Trung. Trong 20 năm qua các Quy hoạch điện Quốc gia (QHĐ) từ QHĐ 4 đến QHĐ 7 do Viện Năng lượng nghiên cứu, việc quy hoạch phát triển các nhà máy điện cũng như lưới truyền tải điện đã luôn đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên NL trên từng miền. Tiến độ xây dựng các nhà máy điện được dự kiến sao cho phù hợp với tăng trưởng nhu cầu phụ tải từng khu vực, cấu trúc nguồn điện luôn được dự kiến sao cho chi phí đầu tư và vận hành thấp nhất. Đường trục truyền tải 500kV được xây dựng nhằm tăng cường an ninh cung cấp điện, hỗ trợ nguồn điện giữa các miền phù hợp với yếu tố mùa của các nhà máy thủy điện (NMTĐ), phù hợp với đặc điểm phụ tải các miền…

Tuy nhiên, trong thực tế đã nảy sinh một số vấn đề như: nhu cầu điện tăng nhanh; sử dụng điện còn lãng phí; các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, trong khi nhập khẩu nhiên liệu gặp nhiều khó khăn; lưới truyền tải điện dài, kém tin cậy cung cấp điện... Trong khuôn khổ bài viết này, xin được tập trung vào một số vấn đề liên quan đến ANNL đang được nghiên cứu trong Báo cáo Điều chỉnh QHĐ 7 (ĐCQHĐ7), đó là: 
i)    Hiệu chỉnh lại dự báo nhu cầu điện đến năm 2030 với mục tiêu giảm dần cường độ tiêu thụ điện, tăng hiệu quả sử dụng điện và hiệu quả đầu tư các công trình điện; 
ii)    Tăng cường tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch: điện từ năng lượng tái tạo, từ khí đốt và khí hoá lỏng (LNG)… để giảm thiểu tác động đến môi trường, phát triển bền vững; 
iii)    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp mới về quy hoạch lưới truyền tải: liên kết lưới truyền tải Bắc-Trung-Nam, truyền tải công suất lớn từ các cụm nhiệt điện - điện hạt nhân từ duyên hải nam Trung bộ về Nam bộ, giảm dòng ngắn mạch…

  • 06/04/2016 08:16
  • Nguồn iEVN